Tran Trong Law Firm

Giải quyết tranh chấp ngoài tòa án

Theo Luật thương mại 2005 có các cách giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án bao gồm các phương thức sau đây:

  1. Thương lượng, hòa giải giữa các bên.

    Ưu điểm: Giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chi phí thấp. Hơn nữa, duy trì được quan hệ hợp tác và phương thức này không bị lộ bí mật kinh doanh, không ảnh hưởng uy tín các bên. Mặt khác, không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý ngặt nghèo.

    Nhược điểm: Tuy nhiên, thương lượng này cũng có nhược điểm đó là phương án thoả thuận mà các bên đạt được không mang tính cưỡng chế thi hành. Mặt khác, một bên không thiện chí dễ lợi dụng thương lượng để trì hoãn hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ. Nhược điểm của phương thức này đòi hỏi cả hai bên đều phải có thiện chí, trung thực và có tinh thần hợp tác cao, dường như mỗi bên đều phải chia sẻ lợi ích mới hi vọng có thương lượng thành công.

    Điều kiện áp dụng:

    • Thường áp dụng trong giai đoạn đầu của quá trình giải quyết tranh chấp
    • Áp dụng cho tranh chấp có giá trị nhỏ, ít phức tạp, các sự kiện liên quan đến tranh chấp tương đối rõ ràng
    • Các bên có thái độ thiện ch
    • Các bên hiểu rõ được vị trí của mình trong tranh chấp.
  2. Giải quyết tại Trọng tài.

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài/trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành. Vì vậy, muốn đưa một tranh chấp ra trọng tài giải quyết thì trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp các bên phải có thoả thuận trọng tài.

    Ưu điểm: phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên, phương thức giải quyết bằng trọng tài có tính nhanh chóng, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là tính bí mật, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mang tính thân thiện hơn, giải quyết bằng trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ, phán quyết của Trọng tài có tính chất chung thẩm.

    Nhược điểm: việc giải quyết bằng trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao, vụ giải quyết càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của Toà án.

Luật sư hỗ trợ khách hàng khi giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án:

  • Làm rõ mục đích khách hàng muốn đạt được;
  • Phân tích lợi thế và bất lợi của từng bên tranh chấp;
  • Dự kiến các tình huống và lên phương án giải quyết;
  • Soạn văn bản, hồ sơ liên quan;
  • Tổ chức đàm phán trực tiếp (nếu cần thiết);
  • Lập biên bản hoà giải khi đạt được phương án;
Tran Trong Law Firm

Xem thêm